BÁO CÁO BA CÔNG KHAI TRƯỜNG THCS NGHĨA THUẬN NĂM HỌC 2024 - 2025.

Thứ ba - 25/02/2025 22:04 15 0
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
NĂM 2024
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên cơ sở giáo dục:
Trường trung học cơ sở Nghĩa Thuận.
2. Địa chỉ:
- Địa chỉ: Xóm 4, xã Nghĩa Thuận, Thị xã Thái Hòa, Tỉnh Nghệ An
-  Điện thoại: 0916585916
- Mail: c2nghĩathuan.th@nghean.edu.vn
- Website:
3. Loại hình
- Công lập do UBND thị xã Thái Hòa quản lí
4. Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu của cơ sở giáo dục
4.1. Sứ mạng
Chắp cánh ước mơ vươn cao của các thế hệ học trò, đáp ứng tốt nhất nguyện vọng của phụ huynh, phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại
Là nơi gieo những hạt giống tri thức để thế thệ trẻ phát triển thành những con ngoan – Trò giỏi, thành những bậc hiền tài, chủ nhân tương lai của đất nước
4.2. Tầm nhìn
Hướng đến sự giáo dục toàn diện cho học sinh, là môi trường sư phạm lành mạnh để học sinh phát triển mọi khả năng của bản thân
4.2. Mục tiêu
4.2.1 Mục tiêu chung (đến năm 2025)
 - Môi trường: Đổi mới cơ bản và toàn diện bảo đảm mang lại cho cán bộ, giáo viên, nhân viên  trong nhà trường một môi trường thuận lợi, để có thể phát huy năng lực và trí tuệ của mình cho sự nghiệp phát triển giáo dục; tạo cho học sinh môi trường học tập khang trang, hiện đại, an toàn và năng động, không ngừng nâng cao chất lượng với những kiến thức tiên tiến cập nhật và các kỹ năng cần thiết để học tập và lập nghiệp.
- Giáo dục: Giáo dục học sinh có nhận thức đúng đắn về giá trị đạo đức, nhân cách. Có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội. Có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, trung thực, ý thức làm chủ; biết hợp tác, giao tiếp hiệu quả và học tập suốt đời; có trình độ về ngoại ngữ, tin học; bồi dưỡng lòng yêu nước nồng nàn, tự hào dân tộc gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và khát vọng góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và hội nhập quốc tế.
- Phương pháp: Triệt để đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập. Giảng dạy theo hướng cá thể hóa; học tập tích cực, hợp tác toàn diện, tư duy độc lập và khát vọng vươn lên.
4.2.2. Mục tiêu riêng.
Bồi dưỡng đội ngũ đảm bảo thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018, có năng lực chuyên môn vững vàng, sẵn sáng nhận mọi nhiệm vụ được giao. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn tốt; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, chia sẻ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Làm tốt công tác qui hoạch cán bộ, phân công sắp xếp đúng người, đúng việc, đúng năng lưc sở trường. Tập trung ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ.
Giáo dục và giảng dạy cho học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của tất cả các môn học phổ thông. Biết cách giải quyết các vấn đề một cách độc lập, sáng tạo; biết cách học và tự học. Có ý thức tự giác, thật thà, thân thiện, hoà nhập và chia sẻ. Có phong cách và lối sống đẹp phù hợp với truyền thống dân tộc và hiện đại. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
Xây dựng cảnh quan nhà trường đảm bảo Xanh – Sạch – Đẹp – Anh toàn. Đầu tư CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng hiện đại, đáp ứng được việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, dạy học. Đảm bảo thực hiện đúng phương châm “Học đi đôi với hành”.
5. Quá trình hình thành và phát triển của nhà trường
Trường THCS Nghĩa Thuận đóng trên địa bàn xóm 4, xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Trường có bề dày về lịch sử truyền thống hơn 60 năm hình thành và phát triển. Tiền thân của trường Trung học cơ sở Nghĩa Thuận là trường cấp 1,2 Nghĩa Thuận được thành lập vào tháng 5 năm 1959, tuyển sinh khu vực phía Đông huyện Nghĩa Đàn. Năm học 1962-1963, được sự quan tâm giúp đỡ về mọi mặt của hai Đảng bộ, hai chính quyền xã Nghĩa Thuận và nông trường quốc doanh Đông Hiếu, trường được đổi tên là trường cấp 2 Thuận Hiếu. Ngày 5 tháng 8 năm 1964, giặc Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, trường cấp 2 Thuận Hiếu sơ tán thành 3 phân hiệu. Sau khi Mĩ ngừng ném bom phá hoại miền Bắc, tháng 9 năm 1969 một phân hiệu được tách ra và lập thành trường cấp 2 Đông Mĩ (sau này là trường THCS Nghĩa Mĩ). Năm học 1972-1973 trường cấp 2 Thuận Hiếu tách thành 2 trường: trường cấp 2 Đông Hiếu và trường cấp 2 Nghĩa Thuận. Năm 1977-1978 do yêu cầu về công tác quản lí giáo dục trường cấp 2 Nghĩa Thuận được sát nhập với trường cấp I Nghĩa Thuận thành trường PTCS Nghĩa Thuận.Tháng 8 năm 1992 do sự phát triển của ngành giáo dục trường PTCS Nghĩa Thuận được chia thành 2 trường: Trường tiểu học Nghĩa Thuận và trường THCS Nghĩa Thuận và trường mang tên trường Trung học cơ sở Nghĩa Thuận từ ngày đó.
Năm học 2005 - 2006 trường vinh dự là trường học đầu tiên của huyện Nghĩa Đàn (chưa chia tách) được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia.
Mái trường với bao thế hệ thầy, cô giáo và học sinh nối tiếp nhau tô thắm thêm truyền thống hiếu học, học giỏi ngay tại quê hương vùng đất đỏ Phủ Quỳ, miền Tây xứ Nghệ. Đến nay, trên quê hương Nghĩa Thuận có biết bao thế hệ nhà Giáo đã trở thành những nhà quản lý Giáo dục xuất sắc. Cũng từ mái trường này đã có nhiều thế hệ học sinh là Giáo sư, Tiến sỹ và nhiều thế hệ học sinh thành đạt trên con đường công tác và lập nghiệp ở khắp mọi miền đất nước.
Nối tiếp truyền thống, những nhà Giáo của trường THCS Nghĩa Thuận hiện nay đã không ngừng vươn lên và cùng nhau thi đua “ Hai tốt ” sôi nổi với tấm lòng và trách nhiệm “Tất cả vì học sinh thân yêu - Vì mái trường thân yêu”. Điều đó đã được khẳng định qua chất lượng giáo dục hàng năm mà nhà trường đạt được với những kết quả năm sau cao hơn năm trước. Trường có nhiều học sinh dự thi đạt giải  học sinh Giỏi cấp Tỉnh, cấp thị xã và luôn luôn đứng tốp đầu của các trường THCS trong toàn thị xã. Chất lượng thi vào các trường THPT công lập đạt tỷ lệ cao và ổn định trong nhiều năm liền. Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học ngày một khang trang, hoàn thiện. Cảnh quan nhà trường luôn luôn “ Xanh - Sạch - Đẹp ”đáp ứng được các tiêu chí “xây dựng trường học thân thiện”. Đội ngũ Sư phạm nhà trường với nhiều Giáo dạy giỏi các cấp đã không ngừng vươn lên và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Để tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được và đưa trường THCS Nghĩa Thuận phát triển lên một tầm cao mới, hàng năm nhà trường thực hiện tự đánh giá, không ngừng cải tiến chất lượng. Năm học 2022-2023, nhà trường hoàn thiện hồ sơ tự đánh giá và đề nghị cấp trên thực hiện đánh giá ngoài theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 về quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS và  năm 2023 được công nhận trường đạt kiểm định chất lượng mức độ 3 và chuẩn quốc gia mức độ 2.
Duy trì và không ngừng phấn đấu, Trường THCS Nghĩa Thuận tiếp tục ghi thêm những thành tích để góp chung vào phong trào Giáo dục Thái Hòa nói chung và Giáo dục xã Nghĩa Thuận nói riêng
6. Thông tin người đại diện hợp pháp
Họ và tên: Nguyễn Trong Tuấn – Chức vụ: Hiệu trưởng
Địa chỉ nơi làm việc: Xóm 4, xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hòa, Nghệ An
Điện thoại: 0916585916
Mail:tuanntt1978.th@nghean.edu.vn
7. Tổ chức bộ máy
7.1. Quyết định thành lập
Quyết định số 237/QĐ-CT ngày 17 tháng 7 năm 2008 về việc đổi tên trường THCS Nghĩa Thuận
7.2. Quyết định thành lập hội đồng trường
Quyết định số 3072/QĐ- UBND ngày 09/11/2020 của UBND thị xã Thái Hòa về việc công nhận hội đồng trường THCS Nghĩa Thuận nhiệm kì 2020-2025
Gồm các thành viên:
TT Họ và tên Ngày sinh Chức vụ hiện tại Nhiệm vụ tại hội đồng trường
1 Nguyễn Trọng Tuấn 7/5/1978 Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Chủ tịch
2 Lê Xuân Phương 9/13/1970 P.Bí thư chi bộ Thư kí
3 Bùi Thị Hồng Nga 11/30/1977 CTCĐ, phó hiệu trưởng Thành viên
4 Phan Thị Hằng 6/26/1979 Tổ trưởng CM Thành viên
5 Nguyễn Thị Tư 6/8/1979 Tổ trưởng CM Thành viên
6 Cao Thị Huyền 2/11/1997 TPT đội Thành viên
7 Đàm Thị Quỳnh 6/20/1988 Kế toán Thành viên
8 Đinh Văn Dũng 04/04/1974 Giáo viên Thành viên
9 Cao Xuân Linh 1/23/1973 P.CT UBNDX Thành viên
10 Nguyễn Trí Hưởng   TBĐDCMHS Thành viên
12 Trần Tâm 1/27/2007 Liên đội trưởng Thành viên
 
Chủ tịch hội đồng trường là ông Nguyễn Trong Tuấn, được chuẩn y theo Quyết định số 3241/QĐ-UBND  ngày 04/12/2020 của UBND thị xã Thái Hòa về việc công nhận chủ tịch Hội đồng trường Trường THCS Nghĩa Thuận
II. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí và nhân viên
1. Số lượng cán bộ quản lí, giáo viên nhân viên chia theo vị trí việc làm và trình độ đào tạo (có so sánh với năm học 2023-2024)
STT Tên vị trí việc làm Số lượng người làm việc
Năm học 2023-2024 Năm học 2024-2025
Tổng số Viên chức HĐLĐ Tổng số Viên chức HĐLĐ
I Danh mục vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý 2 2 0 2 2 0
1 Hiệu trưởng 1 1 0 1 1 0
2 Phó hiệu trưởng 1 1 0 1 1 0
II Danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành 24 24 0 26 23 3
1 Giáo viên trung học cơ sở hạng I 1 1 0 1 1 0
2 Giáo viên trung học cơ sở hạng II 30 30 0 30 30 0
3 Giáo viên trung học cơ sở hạng III 3 3 0 6 6 3
4 Thiết bị, thí nghiệm 1 1 0 1 1 0
5 Giáo vụ 0 0 0 0 0 0
6 Tư vấn học sinh 1 1 0 1 1 0
7 Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật 0 0 0 0 0 0
III Danh mục vị trí việc làm chuyên môn dùng chung 2 2 0 2 2 0
1 Thư viện viên hạng II 0 0 0 0 0 0
2 Thư viện viên hạng III 1 1 0 1 1 0
3 Thư viện viên hạng IV 0 0 0 0 0 0
4 Chuyên viên về quản trị công sở 0 0 0 0 0 0
5 Kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) 1 1 0 1 1 0
13 Y tế học đường 0 0 0 0 0 0
IV Danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ 1 1 1 1 0 1
1 Nhân viên Bảo vệ 1 0 1 1 0 1
2 Nhân viên nấu ăn 0 0 0 0 0 0
3 Nhân viên Phục vụ 0 0 0 0 0 0
  Tổng cộng 29 28 1 31 27 4
III. Cơ sở vật chất
1. Diện tích đất.
1.1. Tổng diện tích khuôn viên nhà trường: 16202m2
1.2. Bình quân 17,03m2/1học sinh (quy định 10m2/1HS)
1.3. Các hạng mục công trình:
1.3.1 Khối hành chính quản trị:
+ Phòng Hiệu trưởng có diện tích: 18m2
+ Phòng Phó hiệu trưởng có diện tích: 15m2
+ Văn phòng có diện tích: 49m2
+ Phòng bảo vệ có diện tích: 09m2 đặt ở gần lối ra vào của trường, có khả năng quan sát toàn bộ khuôn viên trường và phần trước cổng trường.
+ Khu vệ sinh giáo viên có diện tích 8m2, có 2 bệt  xí, 2 bệt tiểu. Có phòng cho nam, nữ tách biệt.
+ Khu để xe cho giáo viên có diện tích 320m2, được làm bằng khung sát, mái che bằng tôn đảm bảo tốt cho việc bảo quản xe
1.3.2. Khối phục vụ học tập:
+ Phòng học: Đảm bảo đủ 1 phòng/1 lớp, diện tích 61m2/phòng
+ Phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên: có 2 phòng, diện tích 50m2/phòng
+ Phòng học bộ môn Tin học: có 1 phòng, diện tích 45m2/phòng
1.3.3. Khối phòng hỗ trợ học tập
+ Thư viện: Gồm 1 phòng đọc cho giáo viên và học sinh, tổng diện tích 45m2
+ Phòng thiết bị giáo dục: Có 1 phòng với tổng diện tích 45m2, có tủ, kệ để bảo quản thiết bị, có bàn làm việc của viên chức thiết bị
+ Phòng truyền thống & Đội: Có 1 phòng, diện tích 45m2 có đủ trang thiết bị, lưu giữ các kỉ vật truyền thống nhà trường
1.3.4. Khối phụ trợ
+ Phòng họp: có 1 phòng với diện tích 49m2
+ Phòng y tế trường học: Có 1 phòng, diện tích 9m2/phòng
+ Khu để xe cho học sinh: Có 2 khu để xe cho học sinh với tổng diện tích 975m2
+ Khu vệ sinh cho học sinh: 2 khu vệ sinh dành cho nam, nữ riêng biệt, tổng diện tích 55m2
+ Cổng, tường rào: Cổng trường kiên cố, có tường rào xây bằng gạch không nung bao quanh khuôn viên trường
1.3.5. Khu sân chơi thể dục thể thao
- Có 1 sân chơi chung cho toàn trường để tổ chức các hoạt động học tập đang lát gạch Bloc, bằng phẳng, tổng diện tích  4125m2, có cây xanh tạo bóng mát
- Sân thể dục thể thao: Có 1 sân thể dục thể thao với diện tích 11400m2
1.3.6. Hạ tầng kỹ thuật
+ Hệ thống nước sạch: Có 02 giếng khoan và 04 giếng sử dụng cho sinh hoạt của CBGVNV và học sinh
+ Hệ thống cấp điện: Đường dây cấp điện 3 pha đảm bảo cung cấp đủ điện cho các hoạt động dạy học và sinh hoạt
+ Hạ tầng công nghệ thông tin liên lạc: Có 5 đường mạng internet phục vụ các hoạt động của nhà trường
+ Thu gom rác thải: Có thùng thu gom rác thải, tập trung để công ty môi trường thu gom xử lí
2. Tiết bị dạy học:
+ Nhà trường có thiết bị dạy học  đáp ứng 60% nhu cầu thực tế
3. Danh mục sách giáo khoa
TT Môn học Tên sách Tác giả Nhà xuất bản Ghi chú
1 Toán Kết nối tri thức và cuộc sống Hà Huy Khoái Giáo dục Việt Nam  
2 KHTN Kết nối tri thức và cuộc sống Vũ Văn Hùng (tổng chủ biên) Giáo dục Việt Nam  
3 Tin học Kết nối tri thức và cuộc sống Nguyễn Chí Công (tổng chủ biên Giáo dục Việt Nam  
4 GDTC Kết nối tri thức và cuộc sống Nguyễn Duy Quyết (Tổng chủ biên) Giáo dục Việt Nam  
5 Công nghệ Kết nối tri thức và cuộc sống Lê Huy Hoàng (tổng chủ biên) Giáo dục Việt Nam MĐ Chế biến thực phẩm
6 Ngữ văn Kết nối tri thức và cuộc sống Bùi Mạnh Hùng (tổng chủ biên) Giáo dục Việt Nam  
7 Lịch sử và Địa lí Kết nối tri thức và cuộc sống Vũ Minh Giang, Nguyễn Đình Vỹ (tổng chủ biên phần Lịch Sử); Hoàng Hải Hà; Nguyễn Thị Huyền Sâm; Hoàng Thanh Tú; Đào Ngọc Hùng (tổng chủ biên kiêm chủ biên phần Địa Lí) Giáo dục Việt Nam  
8 GDCD Kết nối tri thức và cuộc sống Nguyễn Thị Toan (tổng chủ biên) Giáo dục Việt Nam  
9 Nghệ thuật Kết nối tri thức và cuộc sống
 
Đinh Gia Lê (tổng chủ biên) Giáo dục Việt Nam Mỹ thuật
Hoàng Long (tổng chủ biên kiêm chủ biên) Giáo dục Việt Nam Âm nhác
10 HĐTNHN Kết nối tri thức và cuộc sống Lưu Thu Thủy (tổng chủ biên) Giáo dục Việt Nam  
11 Tiếng anh Smart word Võ Đại Phúc (tổng chủ biên) Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh  
 
IV. Thông tin về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục
Nhà trường được tổ chức đánh giá ngoài năm 2023 và được công nhận Kiểm định chất lượng mức độ 3, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
Sau khi được công nhận Kiểm định chất lượng mức độ 3, nhà trường  không ngừng cải tiến chất lượng để nâng cao các tiêu chí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
V. Kết quả hoạt động giáo dục
1. Thông tin về kế hoạch hoạt động giáo dục của năm học
1.1. Kế hoạch tuyển sinh
1..1.1 Chỉ tiêu và địa bàn tuyển sinh
  a)  Chỉ tiêu tuyển sinh:
  Năm học 2024-2025, chỉ tiêu tuyển sinh của trường: 239 học sinh/5lớp. Bình quân 47,8 HS/lớp.
  b) Địa bàn tuyển sinh:
 Là học sinh thuộc xã Nghĩa Thuận và một số xóm của xã Đông Hiếu.
1.1.2. Phương thức và đối tượng:
a) Phương thức: Tuyển sinh theo phương thức xét tuyển
b) Đối tượng tuyển sinh:
+ ĐT 1: Học sinh có hộ khẩu và nơi ở thuộc tuyến tuyển sinh.
+ ĐT 2: Học sinh có hộ khẩu thuộc tuyến tuyển sinh.
+ ĐT 3: Học sinh có sổ tạm trú, giấy tạm trú (kèm theo hồ sơ nhà, đất) thuộc tuyến tuyển sinh.
1.1.3. Độ tuổi dự tuyển:
HS vào học lớp 6 là 11 tuổi (sinh năm 2013)
- Những trường hợp đặc biệt:
+ Những học sinh được học vượt lớp hoặc HS được vào học tiểu học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định ở tiểu học thì tuổi vào lớp 6 được giảm hoặc tăng, căn
cứ vào năm hoàn thành chương trình tiểu học.
          + HS là người dân tộc thiểu số, HS khuyết tật, HS có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn, HS ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 3 tuổi  so với tuổi quy định.
- Học sinh không được lưu ban quá hai lần trong một cấp học.
1.1.4. Hồ sơ:
- Bản sao có công chứng: Giấy khai sinh, hộ khẩu (hoặc sổ tạm trú) hoặc
Giấy tạm trú (kèm theo giấy tờ nhà, đất);
- Bản chính học bạ tiểu học có xác nhận đã hoàn thành chương trình tiểu học. Trường hợp HS bị mất học bạ thì xin ý kiến chỉ đạo của phòng GD&ĐT để giải quyết từng trường hợp cụ thể;
1.1.5. Thời gian, địa điểm tuyển sinh:
a. Thời gian: Từ ngày 04/8/2024 đến hết ngày 08/8/2024
b. Địa điểm: Trường THCS Nghĩa Thuận
Buổi sáng: từ 8h00 đến 11h30
Buổi chiều: từ 14h00 đến 17h00
1.1.6 Kinh phí tuyển sinh
Theo quy định hiện hành
1.2. Kế hoạch giáo dục
(Có bản kế hoạch giáo dục kèm theo)
1.3. Thông tin về kết quả giáo dục của năm học trước
 I  Xếp loại hạnh kiểm học sinh  
1.1 Tốt 85 % 90,36% Đạt  
1.2 Khá 14% 9,53%  
1.3 TB 1 % 0,11%  
1.4 Yếu 0 0    
2 Chất lượng văn hóa  
2.1 Giỏi 10% 15,47% Đạt  
2.2 Khá 30 – 35% 42,26% Đạt  
2.3 Trung bình 35 - 40% 41,59% Đạt  
2.4 Yếu, kém dưới 5% 0,67% Đạt  
2.5 Lên lớp (Sau khi thi lại) 99% 99,4% Đạt  
2.6 Tốt nghiệp THCS Trên 99% 100% Đạt  
2.7 Thi tuyển sinh vào lớp 10  
HS trúng tuyển vào lớp 10 Trên 85% 85,9% Đạt  
Điểm TB tuyển sinh lớp 10 6,5đ 5.91 K.Đạt  
II Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo:  
1 Số lớp 21 21 Đạt  
2 Số CB GVNV 41 41 Đạt  
3 Tuyển sinh lớp 6 176 191 Vượt  
4 Tỉ lệ HS bỏ học Dưới 1% 0,51% Đạt  
                   
VI. Kết quả tài chính
1. Công khai thu – chi từ Kinh phí ngân sách cấp trong năm tài chính trước liền kề
a. Nguồn thu NS cấp năm 2024 8.462.769.000đ
+ Nguồn kinh phí ngân sách cấp thường xuyên8.369.052.000                                     
+ Nguồn kinh phí không thường xuyên:  93.717.000                                                           
bCác khoản chi
+ Chi từ Nguồn kinh phí ngân sách cấp thường xuyên
Chi lương và các khoản phụ cấp theo lương 6.158.168.573
Tiền công trả cho vị trí lao động thường xuyên theo hợp đồng 267.635.617
Thưởng thường xuyên 255.935.000
Trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 1.227.198.800
Tiền điện 40.841.536
Mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng, hàng hóa vật tư chuyên môn. 145.730.364
Thuê bao kênh vệ tinh; thuê bao cáp truyền hình; cước phí Internet; thuê đường truyền mạng 8.762.287
Phim ảnh; ấn phẩm truyền thông; sách, báo, tạp chí thư viện 8.322.856
Công tác phí 28.050.000
Sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất 228.406.967
+ Chi từ Nguồn kinh phí ngân sách cấp không thường xuyên
Hỗ trợ đối tượng chính sách cho học sinh khuyết tật 58.752.000
Hỗ trợ đối tượng chính sách chi phí học tập 20.250.000
Cấp bù học phí cho cơ sở giáo dục đào tạo theo chế độ 14.715.000
2. Công khai các khoản thu và mức thu
a. Nguồn thu phí học phí : 468.420.000đ
-  Mức thu 130.000 đ/tháng phường thuộc Thành phố Vinh
 Mức thu 90. 000 đ/tháng phường thuộc TP Vinh, Phường thuộc TX; Thị trấn thuộc Huyện
-  Mức  60.000 đ/tháng Xã thuộc Thị xã;Xã thuộc huyện đồng bằng (trừ xã miền núi); Thị trấn thuộc huyện miền núi thấp
 Mức thu 35.000đ/tháng Xã miền núi thuộc huyện đồng bằng; xã, thị trấn thuộc huyện miền núi cao; xã thuộc huyện miền núi thấp; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền
b. Nguồn học thêm  1.469.142.000                 Mức thu 6.000đ/ tiết/ HS
c. Nguồn tiền gửi xe đạp:  50.251.000  Mức thu đối với xe đap: 15.000đ/tháng;  Nguồn thu Tuyển sinh 49.320.000  Mức thu: 270.000đ/ HS
e, Sổ liên lạc điện tử          :  83.400.000  Mức thu: 100.000đ/ HS/ Năm học
3. Thực hiện chính sách miễm giảm học phí :  cho 42 học sinh với số tiền: 14.751.000đ
4. Số dư theo quy định
Nguồn học phí      327.564.202đ
Trông giữ xe        11.816.000đ
VII. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm khác
  Kết quả các cuộc thi
1 Học sinh giỏi lớp 9 thị xã 21 35
 
Vượt
2 Học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh 1 đến 2 học sinh 3 học sinh Vượt
       
3 IOE cấp thị xã 20 đến 25  46 Vượt
4 Giao lưu olimpic 6, 7, 8 29 em 32 em đạt Vượt
5 Thi KHKT cấp thị 2 sp 1 sản phẩm đạt giải nhất cấp thị, đạt giải 3 cấp tỉnh  Đạt
 
Trên đây là báo cáo công khai các hoạt động giáo dục trường THCS Nghĩa Thuận năm học 2024-2025
                                                                                                  HIỆU TRƯỞNG
 
 
                                                                   Nguyễn Trọng Tuấn

 

Tác giả bài viết: CAO HUYỀN

Nguồn tin: THCS NGHĨA THUẬN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sở GD&ĐT Tỉnh Nghệ An
Cổng thông tin điện tử UBND Thị xã
Cổng thông tin điện tử UBND xã
Thăm dò ý kiến

Cần nâng cao chất lượng lĩnh vực nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay109
  • Tháng hiện tại159
  • Tổng lượt truy cập4,078,671
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây